Warning: DOMDocument::loadHTML(): Unexpected end tag : span in Entity, line: 35 in /home/tfbjrndghosting/public_html/spahasaki.com/wp-content/themes/jnews/functions.php on line 54
Trị nám tàn nhang bằng lá trầu không là giải pháp chữa nám da được sử dụng từ rất lâu đời. Hôm nay, Spa Hasaki chia sẻ bí quyết này qua bài viết sau đây.
1. Về nám tàn nhang
1.1 Nám da là gì?
Nám da là vấn đề không còn quá xa lạ đối với phụ nữ, đó là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu hoặc màu xám nâu trên da. Nám da mặt là loại nám da hay gặp nhất, sự thay đổi sắc tố da có thể xảy ra trên da mặt, môi, trán, cằm, sóng mũi.
1.2 Tàn nhang là gì?
Tàn nhang là những đốm nâu nhỏ trên da. Đôi khi, chúng có màu đa dạng từ đỏ, vàng, nâu vàng, nâu sáng, nâu đến đen. Những đốm tàn nhang sẽ càng rõ hơn khi có sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. … Có 2 loại tàn nhang phổ biến là tàn nhang thông thường và tàn nhang do cháy nắng.
1.3 Những nguyên nhân gây ra nám, tàn nhang, đốm nâu là gì?
- Chúng được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do ánh nắng mặt trời. Hơn 80% người mắc phải vì chủ quan khi tiếp xúc tia UV mà không bảo vệ kỹ làn da.
- Ngoài ra, nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai cũng góp phần tạo nên.
- Do bị stress, lão hoá, di truyền, hoặc do các vết thâm mụn để lại.
1.4 Cách phân biệt nám và tàn nhang
Trước khi điều trị hiệu quả, chúng ta cần phải biết chính xác bị loại trên bề mặt da hay bị ở sâu dưới lớp trung bì hay hạ bì rồi mới tìm đến phương pháp đúng để chữa trị.
Để phân biệt nám hay tàn nhang với mức độ nặng nhẹ, bạn có thể lấy hai tay kéo căng phần da bị đậm sắc tố. Nếu phần sắc tố nhạt đi khi kéo căng, thì có thể đánh giá rằng bạn bị trên bề mặt da.
Ngược lại, nếu làm cách trên mà thấy các vết sậm màu rõ hơn, có nghĩa là bạn đang bị đậm sắc tố ở sâu dưới da. Một cách khác để nhìn là nếu bạn thấy các sắc tố trên da có chỗ đậm chỗ nhạt.
Đó là những chỗ đậm là chỗ bị sắc tố trên bề mặt da. Còn chỗ nhạt là sắc tố nằm sâu dưới lớp trung bì và hạ bì.
Với các loại nám, tàn nhang, hoặc đốm nâu ở trên bề mặt da nhìn có vẻ “nặng” và sậm màu hơn loại nằm sâu dưới bề mặt da.
Tuy nhiên, loại này cũng là loại dễ chữa trị nhất, và các phương pháp điều trị cũng đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều.
Với loại nám, tàn nhang, và đốm nâu bị sâu dưới da thì sẽ khó để chữa hơn. Và chắc chắn cần có một bác sỹ giỏi để chẩn đoán độ sâu của các sắc tố.
Từ đó đưa ra đúng phác đồ điều trị. Loại sắc tố này thường cứng đầu và khó điều trị nên cần bệnh nhân phải thật kiên trì.
2. Về cây trầu không
2.1 Trầu không là cây gì?
- Được gọi với các tên theo dân gian khác như thược tương, là trầu, hruè êhang (Buôn Mê Thuột) hay mô-lu (Campuchia).
- Tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ nhà Hồ tiêu Piperaceae. Lá trầu không thường được bán ở trong chợ, các cửa hàng hoa quả.
2.2 Đặc điểm nhận biết cây trầu không
Trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc leo. Có cuống bẹ dài từ 1-4cm mọc so le, phiến lá có hình trái xoan với chiều dài từ 10-13cm, chiều rộng từ 4-9cm, đầu lá nhọn, phía cuống thì lá hình tim.
Soi lá thì thấy có nhiều điểm rất nhỏ chứa tinh dầu, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc theo bông. Quả mọng không có vòi sót lại.
2.3 Thành phần hóa học của lá trầu không
Lá trầu không chứa từ 0,8-1,8% tinh dầu (có khi lên tới 2,4%) với tỷ trọng từ 0,958-1,057 thơm mùi creozot (củi đốt), vị nóng.
Người ta xác định được hai hoạt chất Phenol trong tinh dầu này gồm Betel-phenol (đồng phân của Eugenol chavibetol C10H12O2) và Chavicol, kèm với một vài hợp chất Phenolic khác.
3. Vì sao lá trầu không trị được nám và tàn nhang
Theo các chuyên gia phân tích, trong thành phần của lá trầu không có chứa tới 2.3% chất xơ,2.3% muối khoáng và 61% carbohydrate, lá trầu không không những chữa đựợc các bệnh nấm ngứa, viêm nhiễm mà còn có tác dụng bất ngờ trong công cuộc trị nám da da mặt ở phụ nữ.
Trong thành phần của lá trầu không chứa nhiều nước, chất xơ, protein,muối khoáng và nhiều các loại khoáng chất khác như canxi, kẽm có tác dụng đẩy lùi và ức chế hắc sắc tố melanin gây tàn nhang, nám da.
Không chỉ vậy, các dưỡng chất khác có trong lá trầu không còn có khả năng khử trùng cho da, làm sáng dần các đốm tối màu trên da bị nám sạm.
4. 3 Cách trị nám tàn nhang bằng lá trầu không
4.1 Trị nám, tàn nhang bằng tinh dầu lá trầu không
4.1.1 Nguyên liệu cần có:
- 10 lá trầu không
4.1.2 Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá trầu không mua về bạn rửa với nước sạch và cho vào nồi đun sôi trong 30 phút.
- Bước 2: Sau 30 phút, bạn đổ nước lá trầu không ra chậu và xông hơi mặt trực tiếp. Bạn nhớ lưu ý đầu và nồi nước xông của bạn, để mặt cách nồi nước xông khoảng cách 30 cm.
- Với phương pháp này, da mặt của bạn không chỉ được chữa trị các vết nám mà còn giúp thu lỗ chân lông, làm da trắng sáng và mềm mịn hơn.
4.2 Trị nám da, tàn nhang bằng lá trầu không và muối
4.2.1 Nguyên liệu cần có
- 1 nắm lá trầu không
- 1 vài hạt muối tinh
4.2.2 Cách thực hiện
- Bước 1: Lá trầu không mua về bạn chọn những lá bánh bẻ, không quá già và cũng không quá non sau đó rửa sạch vói nước muối pha loãng.
- Bước 2: Bạn cho nước lã vào ngập mặt lá trầu không, từ 1 – 1,5 đốt ngón tay và cho lên bếp đun sôi trong vòng 30 phút.
- Bước 3: Sau khi đun sôi, bạn cho 1 ít lá trầu vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước luột lá. Bỏ hỗn hợp đã xay nhuyễn vào nồi nước lá trầu không đun nhỏ lửa cho đến khi lá trầu được cô đặc như keo.
- Bước 4: Thoa trực tiếp hỗn hợp lên mặt trong vòng 5 – 10 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch.
4.3 Trị nám, tàn nhang bằng bã lá trầu không
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng trực tiếp bã lá trầu không đắp lên những vùng da bị nám sạm, tàn nhan trên mặt hằng ngày. Và kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày các vết nám sẽ dần biến mất.
5. Những lưu ý quan trọng khi áp dụng cách trị nám và tàn nhang bằng lá trầu không
Sử dụng mặt nạ trị nám da bằng lá trầu không, bạn chỉ nên thoa hỗn hợp lên vùng da bị nám chứ không nên bôi khắp mặt. Mỗi lần đắp mặt nạ, bạn chỉ nên để hỗn hợp trên da từ 10 – 15 phút, không nên để quá lâu.
Từ ngày thứ 10 sau khi đắp mặt nạ liên tiếp, bạn nên giảm xuống đắp 1 lần/tuần để duy trì là đủ.
Trong thời gian trị nám da mặt với mặt nạ trầu không, bạn nên bảo vệ da thật kĩ, tránh khói bụi hay tiếp xúc với ánh nắng để các vết nám, tàn nhang không tái phát trở lại.
Discussion about this post